Bệnh đậu gà và các biện pháp phòng trị bệnh từ chuyên gia

Bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà không hiếm gặp trong cuộc sống, đây là một loại bệnh truyền nhiễm có liên quan đến virus. Chúng ta thường gặp đậu gà ở những con gà 25 đến 50 ngày tuổi, tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra lên đến 95%. Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây để có kiến thức điều trị bệnh nhé.

Giới thiệu về bệnh đậu gà là gì?

Bệnh đậu gà là một loại bệnh lây nhiễm ở gà do virus gây ra, loại bệnh này có tỷ lệ truyền nhiễm cực cao với tốc độ nhanh chóng. Bạn sẽ thấy dấu hiệu phát bệnh ở gà chính là những nốt như hạt đậu ở vùng da không có lông. Gà sẽ bị tăng sinh và tổn thương lớp thượng bì biểu mô đường hô hấp tại vị trí như: thực quản, miệng, hầu, họng…

Dựa trên dữ liệu được tổng hợp từ thực tế cho thấy tỷ lệ gà bị mắc bệnh đậu gà rơi vào khoảng 10 – 95%. Trong số đó tỷ lệ gà bị chết sẽ chiếm khoảng 2 – 3%. Như vậy có thể thấy loại bệnh này rất nguy hiểm và cần phải có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.

Khái niệm về bệnh đậu ở gà giới thiệu đến bạn đọc
Khái niệm về bệnh đậu ở gà giới thiệu đến bạn đọc

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh đậu gà

Bệnh đậu ở gà do một loại virus thuộc nhóm Poxvirus gây nên, chúng rất dễ gây bệnh và phát triển nhanh trên da gà. Đối với bệnh đậu trên gà này sẽ có 4 loại biến chủng phổ biến: Đậu gà, đậu gà tây, đậu chim công và đậu bồ câu. Tất cả chúng đều lây nhiễm thông qua nhiều đường cả trực tiếp lẫn gián tiếp.

Bạn đọc có thể tham khảo về những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đậu gà như sau: 

  • Gà bị nhiễm virus nếu chưa được cách ly sẽ lây bệnh sang những con gà khỏe mạnh.
  • Đối với loại virus này có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, chính bởi vậy nếu trong chuồng có một con mắc bệnh. Như vậy tỷ lệ những con gà khác nếu không được cách ly nhanh chóng cũng sẽ bị lây nhiễm. 

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gián tiếp gây nên căn bệnh này ở gà như sau: 

  • Virus từ bệnh đậu sẽ sống trên các vật dụng chăn nuôi, nền chuồng trại. Hoặc cũng có thể xuất hiện trên các loại côn trùng như ruồi, gián và muỗi.
  • Virus đậu cũng có thể lây lan từ đàn đàn gà khác do người nuôi không vệ sinh vật dụng trước khi đổi chuồng.
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu gà
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu gà

Triệu chứng xuất hiện của bệnh đậu trên gà

Dựa theo kinh nghiệm và nghiên cứu đến từ các bác sĩ thú y và chuyên gia đầu ngành. Họ đã chỉ ra rằng bệnh đậu gà hiện có ba thể bệnh chính là thể ngoài da, niêm mạc và thể hỗn hợp. Đối với ba thể này sẽ được thể hiện cụ thể như sau để bạn đọc có thể nắm bắt.

Triệu chứng ở thể ngoài da

Biểu hiện mà chúng ta nhận thấy đầu tiên là sự xuất hiện ở các nốt đậu ở những vùng da không có lông. Điển hình sẽ là vùng mào, mép hoặc quanh mép. Nếu qua thời gian dài không kịp thời chữa trị sẽ bị lây lan đến vùng hậu môn, chân và phần da phía trong cánh gà. 

Với vùng mụn mọc ở khóe mắt sẽ khiến gà bị viêm kết mạc dẫn đến không mở mắt được. Còn nếu mọc mụn ở vùng miệng sẽ khiến gà đau và bỏ ăn. Bệnh đậu gà nếu ở giai đoạn đầu sẽ thấy các nốt sần, màu xám nâu hoặc xám đỏ xuất hiện. Sau đó chúng sẽ to dần và sần sùi hơn, thậm chí các hạt mụn sẽ bị tróc vảy và để lại sẹo.

Triệu chứng ở thể niêm mạc

Bệnh đậu gà ở thể này thường xuất hiện các nốt mụn ở hầu họng, khóe miệng hoặc niêm mạc của gà. Bạn sẽ thấy các lớp màng mỏng có màu trắng hoặc vàng nhạt ở phía trên, còn phía dưới sẽ là những vết loét màu đỏ. Đối với các triệu chứng ở thể niêm mạc sẽ khiến cho gà khó thở, bỏ ăn. Thậm chí chúng còn bị chảy mủ từ miệng gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. 

Cũng có không ít trường hợp già dính đồng thời cả hai thể niêm mạc và ngoài ra. Nếu gà bị cả hai thể sẽ biến chứng khá nhanh và tỉ lệ chết thường rất cao. Thông thường tỷ lệ bệnh đậu gà của 2 thể này sẽ xuất hiện nhiều ở gà con. 

Triệu chứng đậu gà thể niêm mạc
Triệu chứng đậu gà thể niêm mạc

Các chẩn đoán đối với bệnh đậu gà

Bệnh đậu ở gà là thể xuất hiện ngoài da, chính bởi vậy chúng ta sẽ rất dễ để chẩn đoán. Tuy nhiên nếu nó xuất hiện ở yết hầu chúng ta cũng sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Bởi trên thực tế cũng có rất nhiều bệnh sẽ gây tổn thương ở niêm mạc hầu họng như sau:

  • Bệnh Newcastle: Loại bệnh này cũng gây ra hoại tử và loét niêm mạc họng, và cũng có màng giả xuất hiện giống bệnh đậu. Tuy nhiên bệnh Newcastle có điểm khác là sẽ gây xuất huyết ở niêm mạc dạ dày. 
  • Bệnh Nấm phổi (Aspergillosis): Cũng sẽ gây nên những đám màng giả ở niêm mạc miệng, họng. Với bệnh nấm phổi này sẽ xuất hiện đám tròn đều, chúng gây tổn thương cả phổi và thành túi hơi của gà. 
  • Thiếu Vitamin A: Người chăn nuôi cần phân biệt được bệnh đậu gà với bệnh thiếu vitamin A. Gà thiếu vitamin A cũng sẽ có những biểu hiện hình thành màng giả trên niêm mạc và cũng có xuất hiện dịch vàng. 
Đọc thêm:  Cho Gà Uống Nước Gừng Có Tốt Cho Sức Khỏe Của Kê Chọi Không
Các chẩn đoán ban đầu của bệnh đậu
Các chẩn đoán ban đầu của bệnh đậu

Kinh nghiệm chữa trị bệnh đậu gà triệt để

Để có thể chữa bệnh và điều trị đậu gà một cách triệt để nhất. Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu rõ được nguồn gốc lây lan bệnh từ đâu. Sau đó sẽ tiến hành cách ly tất cả những cá thể gà đã nhiễm bệnh để điều trị. Như vậy mới có thể phòng bệnh đậu gà lây lan ra cả đàn.

Đồng thời người chăn nuôi cũng phải vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi theo chuẩn khoa học. Để có thể loại bỏ tất cả virus đang bám vào vật dụng xung quanh môi trường nuôi. 

Bởi đậu gà là căn bệnh gây ra bởi virus, chính bởi vậy vẫn chưa thể nghiên cứu ra loại thuốc đặc trị. Chúng ta chỉ có thể áp dụng các phương pháp trị bệnh như sau

  • Chữa mụn đậu gà thể ngoài da: Tiến hành gỡ màng đóng phía trên mụn. Sau đó sát trùng vết thương bằng Iodine, Povidine, kHi-Iodine 10%, hoặc Vime-Blue (Blue methylene 2%). Cuối cùng sẽ sử dụng kháng sinh mỡ bôi lên da 1 lần/ ngày cho đến khi các vết mụn lành hẳn. 
  • Chữa mụn đậu xuất hiện ở miệng: Người chăn nuôi sử dụng nước chanh chấm lên miệng vết thương để sát trùng. Thực hiện 1 lân/i ngày cho đến khi vết thương khô hẳn lại. 
  • Chữa trị mụn đậu mọc ở mắt: Sử dụng nước muối 0,9% chấm lên các vùng bị nổi mụn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh đậu gà. Kết hợp với dung dịch Gentamicin và kháng sinh dạng mỡ chấm vào vết loét một 1 lần/ ngày cho đến khi vết thương khỏi hẳn. 

Chữa trị bệnh đến thời điểm gà đã khỏi bệnh hoàn toàn. Chúng ta nên tiến hành tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gà. Việc tiêm vắc xin đầy đủ cũng có thể xem là cách điều trị bệnh đậu gà hiệu quả cao nhất cho gà con. Các loại vắc xin đều an toàn và nên áp dụng thường xuyên để có thể phòng ngừa căn bệnh lây lan và tiến triển nhanh. 

Kinh nghiệm để người chăn nuôi trị bệnh hiệu quả
Kinh nghiệm để người chăn nuôi trị bệnh hiệu quả

Biện pháp để người nuôi phòng tránh bệnh đậu gà 

Các chuyên gia và bác sĩ đã đưa ra các biện pháp phòng tránh đậu gà hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo các bước chỉ dẫn cụ thể ngay bên dưới đây. 

Tăng cường đề kháng tự nhiên trong cơ thể gà

Dựa theo kinh nghiệm chăn nuôi cho thấy rằng, chuồng gà xuất hiện mạt thường nguyên nhân đến từ các quả trứng gà bị vỡ. Hoặc sau khi gà mẹ ấp trứng chúng ta không dọn sạch vỏ và rơm lót. Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh mạt gà và rất nhiều loại ký sinh trùng trên chân. Chúng sẽ làm tổn thương da từ đó tạo điều kiện cho virus đậu gà xâm nhập. 

  • Cần phải cung cấp cho gà các loại thức ăn với đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Bổ sung nhiều rau xanh để cùng cấp caroten, từ đó tạo nên các chất vitamin A bảo vệ niêm mạc gà. 
  • Luôn chú ý dọn sạch chuộc trại để chúng khô ráo và thoáng mát. Tuyệt đối không nên nuôi nhốt gà với số lượng quá đông để tránh lây lan nhanh. 
  • Cần phải định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ cho ăn để tiêu diệt mạt, gián và muỗi tránh lây lan virus nhanh chóng. 

Tạo hệ miễn dịch đặc hiệu cho gà

Sử dụng vắc xin có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ giúp cho gà có được miễn dịch tốt nhất. Thời gian vàng để chúng ta tiến hành tiêm vắc-xin là lúc gà đạt 10 ngày tuổi. Vị trí tiêm sẽ là vùng dưới cánh da cánh. Đối với gà thịt chỉ nên tiêm chủng một lần. Tuy nhiên với gà nuôi để đẻ trứng cần phải tiến hành tiêm nhắc lại sau 3 đến 4 tháng.      

Đối với gà tây nên tiến hành tiêm vắc xin sớm nhất ngay khi gà mới nở. Lưu ý nên tiêm phòng cho gà vào thời điểm khỏe mạnh và ăn uống bình thường. Lựa chọn vào những ngày trời mát để tiêm cho cả đàn, sau thời điểm tiêm chủng cần phải theo dõi ba ngày.

Đồng thời phải  kiểm tra các vị trí tiêm xem có bị mưng mủ hay không. Nếu xuất hiện các vết mưng mủ chứng tỏ vắc-xin đã có tác dụng. Nói tóm lại để tạo miễn dịch tốt nhất cho đàn gà nhất là đối với bệnh đậu gà. Chúng ta cần phải lựa chọn giống gà khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. 

Đồng thời hàng ngày cần phải cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho bữa ăn như đạm, bột đường, béo, khoáng và vitamin. Cho gà uống nguồn nước sạch, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi. Nơi nuôi nhốt cần phải thoáng mát, được tiêu độc khử trùng định kỳ và tiêm vắc xin. 

Bệnh đậu gà có nguy cơ lây lan sang người không?

Đến nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh rằng bệnh đậu gà sẽ lây lan sang người. Tuy nhiên để bảo vệ cho chính mình, người chăn nuôi cần phải có phương án phòng tránh cẩn thận khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Phòng tránh tốt để loại bỏ các khả năng bị lây bệnh. 

  • Khi tiếp xúc với con gà bị mắc bệnh cần phải sử dụng găng tay và rửa tay sạch sẽ để diệt khuẩn sau khi xong việc. 
  • Tuyệt đối không ăn các sản phẩm chế biến từ gà bị bệnh. 
  • Nơi ở và khu vực chăn nuôi cần phải cách xa nhau để tránh lây nhiễm dịch bệnh. 
Bệnh đậu ở gà liệu có lây lan sang người hay không?
Bệnh đậu ở gà liệu có lây lan sang người hay không?

Kết bài

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những kiến thức chuẩn về bệnh đậu gà cũng như phương pháp phòng và điều trị bệnh. Hy vọng rằng tất cả kinh nghiệm được đưa ra sẽ giúp người chăn nuôi có đàn gà khỏe mạnh. Đừng quên cập nhập thêm những kiến thức từ DAGA88 để thành công hơn nữa.